NextUpcoming Event

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn và đoàn viên: Thực trạng và giải pháp

Thứ hai - 14/12/2009 16:02
Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn và đoàn viên là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi hiện nay.

Bởi chi đoàn là tế bào của Đoàn là hạt nhân nòng cốt trong phong trào thanh thiếu nhi. Hiện nay, chất lượng sinh hoạt chi đoàn và công tác đoàn viên trong ngành đường sắt đã phần nào đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của đoàn viên thanh niên. Chất lượng sinh hoạt chi đoàn đã có sự đổi mới về nội dung, hình thức thu hút được ĐVTN tham gia. Các hoạt động tại chi đoàn đã góp phần tuyên truyền những chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật Nhà nước, của ngành đến ĐVTN, giải quyết nhu cầu chính đáng về văn hóa, thể thao, giải trí, giao lưu, kết bạn…của ĐVTN tại các đơn vị.

Tuy nhiên thực tế hiện nay tại các Chi đoàn đã bộc lộ một số những yếu kém nhất định đó là: Trình độ, kỹ năng nghiệp vụ của đội ngũ Bí thư chi đoàn còn yếu, phương pháp tiếp cận nắm bắt tâm lý thanh niên còn hạn chế. Việc luân chuyển, thay đổi nhanh cán bộ cấp chi đoàn diễn ra thường xuyên do đó công tác tổ chức phong trào bị ảnh hưởng; công tác quy hoạch, đào tạo cán bộ cấp chi đoàn chưa được quan tâm. Chất lượng sinh hoạt chi đoàn còn nghèo nàn về nội dung, ít đổi mới, thiếu tính sáng tạo còn nặng về “họp đoàn” do đó chưa thu hút được đông đảo ĐVTN nhiệt tình tham gia. Tỷ lệ đánh giá xếp loại chi đoàn, chất lượng đoàn viên còn sai số, chưa phản ánh đúng thực chất của hoạt động tại chi đoàn.

 

Trước thực trạng trên cho thấy cần có những giải pháp cụ thể cho chi đoàn, để làm sao mỗi chi đoàn là cầu nối của thanh niên với Đoàn và ngược lại chi đoàn phải thực sự là môi trường để ĐVTN rèn luyện, cống hiến. Để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn và đoàn viên hiện nay các cấp bộ Đoàn cần quan tâm những vấn đề sau:

 

* Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ Đoàn về trình độ, năng lực hoạt động thực tiễn, khả năng điều hành, tổ chức hoạt động chi đoàn. Bổ sung nguồn cán bộ có phẩm chất chính trị, kỹ năng nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu công tác Đoàn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hàng năm các cơ sở Đoàn phải dành một phần kinh phí thỏa đáng cho việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ bí thư chi đoàn. Đội ngũ bí thư chi đoàn đổi mới mạnh mẽ phương pháp làm việc theo hướng tôn trọng, gần gũi, phù hợp với tâm lý, nhu cầu, nguyện vọng và có trách nhiệm với thanh niên, phải thực sự “nói đi đôi với làm”.

 

* Nâng cao chất lượng đoàn viên, thực hiện nghiêm quy trình bồi dưỡng kết nạp đoàn viên. Mỗi thanh niên đến với Đoàn phải được trang bị những kiến thức, hiểu biết cơ bản về Đoàn, là thanh niên tiêu biểu của tập thể thanh niên, được chi đoàn tín nhiệm. Kết nạp đoàn phải hướng đến chất lượng không theo số lượng. Việc quản lý đoàn viên phải chặt chẽ thông qua sổ quản lý đoàn viên, việc thu nộp đoàn phí,…

 

* Đặc biệt việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi đoàn phải theo hướng đồng hành, chăm lo nhu cầu, lợi ích chính đáng của đoàn viên, thanh niên về các vấn đề như: học tập, thu nhập, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, nhu cầu công hiến cho đơn vị, tổ chức. Nội dung hoạt động của Đoàn phải thiết thực, bám sát vào nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, định hướng của Đoàn cấp trên. Hình thức tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, các phong trào phải linh hoạt, sáng tạo, hấp dẫn để thu hút ĐVTN.

 

* Cuối cùng là công tác tham mưu, tranh thủ sự quan tâm của cấp ủy đảng, sự tạo điều kiện của chuyên môn, sự phối hợp của công đoàn nhằm tạo nguồn kinh phí cho các hoạt động của Đoàn.

 

Thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp trên là yếu tố cơ bản để nâng cao chất lượng cơ sở Đoàn, đồng thời nâng cao vai trò, vị trí của chi Đoàn vào việc tham gia thực hiện nhiệm vụ SXKD và xây dựng tổ chức Đoàn.

Tác giả bài viết: Ban Tuyên giáo - Đoàn TNĐ

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

1
2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây