NextUpcoming Event

Quy trình thực hiện và đánh giá công nhận "Công trình thanh niên"

Thứ ba - 21/09/2010 15:50

Quy trình thực hiện và đánh giá công nhận "Công trình thanh niên"

Ngày 26 tháng 7 năm 2010 Ban Thường vụ Đoàn TNĐS đã ban hành hướng dẫn Quy trình thực hiện và đánh giá “Công trình thanh niên”. Nhằm thống nhất trong quá trình triển khai thực hiện công trình Thanh niên ở các đơn vị, để Đoàn TN các đơn vị có thể căn cứ, tham khảo khi đảm nhận công trình, phần việc thanh niên; Ban biên tập website thanhnienduongsat.vn xin giới thiệu quy trình thực hiện như sau:

I. QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TRÌNH THANH NIÊN.

            1. Mục đích, cơ sở và điều kiện thực hiện.

            1.1 Mục đích.

            - Tạo môi trường thuận lợi, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp và huy động đông đảo đoàn viên thanh niên tham gia góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của mỗi đơn vị.

            - Phát huy vai trò xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ trong lao động sản xuất, đặc biệt là thực hiện các khâu yếu, việc khó, việc mới và các công trình trọng điểm phát triển kinh tế - xã hội.

            1.2 Cơ sở và điều kiện thực hiện công trình.

            Khi đảm nhận các Công trình Thanh niên cần dựa trên một số cơ sở và điều kiện chủ yếu sau:

            - Căn cứ yêu cầu, nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị.

            - Công trình thanh niên phải có khối lượng, kết quả cụ thể, có thời gian khởi công và kết thúc rõ ràng; thời gian dài, ngắn tùy theo tính chất và quy mô từng công trình.

            - Lực lượng lao động là cán bộ, đoàn viên thanh niên phải chiếm từ 50% tổng số lao động tham gia thực hiện công trình.

            - Cần phải xây dựng quy chế giám sát, phối hợp thuận lợi từ cấp ủy, chuyên môn, các phòng ban, đoàn thể, các bộ phận chức năng.

            - Có hợp đồng trách nhiệm (hoặc văn bản giao nhiệm vụ) và các điều kiện đảm bảo kèm theo để thực hiện công trình, phần việc thanh niên đúng nội dung, chất lượng, tiến độ đề ra với mục tiêu: Sáng tạo - Chất lượng - Thiết thực - Hiệu quả”.

            2. Nội dung thực hiện công trình.

            2.1 Theo nhiệm vụ.

Căn cứ nhiệm vụ của từng đối tượng Đoàn viên thanh niên trong các khối, các hệ mà nội dung cần tập trung vào một số mặt chủ yếu như sau:

2.1.1 Trong Thanh niên công nhân:

+ Phát huy phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng phục vụ hành khách và chủ hàng;

+ Tham gia quản lý giữ gìn an ninh trật tự, đảm bảo công tác an toàn chạy tàu; an toàn giao thông Đường sắt và bảo vệ môi trường.

+ Xây dựng mô hình tổ chức quản lý, điều hành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh;

+ Tham gia thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị như: xung kích phòng chống thiên tai bảo lụt; các công trình sửa chữa, duy tu trọng điểm của ngành, của đơn vị; các công trình xã hội khác ...

2.1.2 Trong thanh niên công chức, viên chức:

            + Đảm nhận các đề tài khoa học, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật nâng cao chất lượng sản phẩm, chất lượng quản lý và phục vụ.

            + Thực hiện công trình thanh niên tham gia cải cách hành chính, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị.

            + Thực hiện các công trình xây dựng đơn vị xanh, sạch, đẹp; xây dựng Doanh nghiệp Chính quy - Văn hóa - an toàn.

            2.1.3Đối với Thanh niên Trường Cao Đẳng Nghề Đường sắt:

            Thực hiện các đề tài khoa học, sáng kiến, cải tiến nâng cao chất lượng dạy và học; các công trình nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho học sinh, sinh viên và giáo viên.

            2.2 Theo các chương trình công tác của Đoàn.

            Công trình thanh niên gắn với các nội dung hoạt động như: Xung kích lao động sáng tạo, phát triển kinh tế xã hội, trọng tâm là phong trào "Sáng tạo trẻ"; tham gia các dự án đường sắt; đảm nhận các công trình, phần việc thanh niên giải quyết các khâu yếu, việc khó, khu vực đèo dốc, vùng sâu, vùng xa; hoạt động ứng dụng Khoa học công nghệ nâng cao chất luợng quản lý và xây dựng thương hiệu trong sản xuất kinh doanh.

            3. Quy trình thực hiện "Công trình Thanh niên".

            Khi đã có cơ sở và các điều kiện, việc tiến hành đảm nhận và tổ chức thực hiện "Công trình thanh niên" cần có quy trình chặt chẽ, cụ thể như sau:

            Bước 1:Công tác chuẩn bị.

            1.  Tổ chức nghiên cứu về quy mô, tính chất của công trình.

            Đây là bước đầu tiên và đặc biệt quan trọng liên quan đến sự thành công hay thất bại của công trình, chuẩn bị về tinh thần, lực lượng, các điều kiện vật chất, tranh thủ ý kiến chỉ đạo của cấp ủy, Chuyên môn, Đoàn cấp trên, các chuyên gia, các nhà tư vấn thiết kế, hỗ trợ để hoàn thiện phương án thực hiện.

            2. Tiến hành ký kết hợp đồng trách nhiệm (hoặc văn bản giao nhiệm vụ).

            Là khâu khẳng định năng lực thực hiện của tổ chức Đoàn và cam kết của đơn vị quản lý công trình trong việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu về nội dung, chất lượng, thời gian, khen thưởng trong việc tổ chức thực hiện công trình thanh niên. Hợp đồng ( hoặc văn bản) nêu rõ trách nhiệm của các bên.

            3. Thành lập Ban (hoặc tổ) chỉ đạo, Ban (hoặc tổ) quản lý công trình thanh niên.

            Là bộ phận chịu trách nhiệm cao nhất trước cấp ủy, chuyên môn và BCH Đoàn về chỉ đạo, tổ chức, triển khai nội dung thực hiện công trình; kịp thời đề xuất, tham mưu những phương án khả thi, những vấn đề khó, những việc mới phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện. Ban (hoặc tổ) chỉ đạo, Ban (hoặc tổ) quản lý là những thành viên có năng lực, sức khỏe, chức vụ, trình độ chuyên môn nhất định hoặc mời chuyên gia, các lãnh đạo chủ chốt tham gia để tăng cường năng lực tham mưu, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công trình.

            4. Chuẩn bị về cơ sở vật chất, kỹ thuật, tổ chức lực lượng.

            Xác định định mức kinh tế, kỹ thuật, dự trù kinh phí chuẩn bị nguyên vật liệu, trang thiết bị, số lượng lao động cần huy động; quán triệt nhận thức tư tưởng cho Cán bộ, đoàn viên thanh niên về mục đích, ý nghĩa của công trình, yêu cầu tiến độ, chất lượng cũng như thuận lợi, khó khăn sẽ gặp phải trong quá trình đảm nhận thực hiện công trình thanh niên.

            Bước 2. Tổ chức thực hiện công trình thanh niên. 

            1. Tổ chức lễ khởi công:

            Đây là một trong những hoạt động cần thiết đối với công trình thanh niên nhằm tạo ra khí thế thi đua sôi nổi trong giờ phút ra quân. Tại Lễ ra quân nên ký cam kết, giao ước thi đua giữa các đơn vị thực hiện.

            Lễ khởi công công trình thanh niên nên tập trung gắn với hoạt động chào mừng đại hội Đảng các cấp tiến tới đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; các ngày lễ lớn của đất nước, của Đoàn, của ngành Đường sắt.

            2. Tổ chức các phong trào thi đua:

            Nhằm mục đích thực hiện hiệu quả các mục tiêu; các công đoạn, hạng mục của công trình; phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật; tiết kiệm chi phí, thời gian, nguyên vật liệu, đảm bảo chất lượng, tiến độ đè ra; kịp thời phát hiện, biểu dương những gương người tốt, việc tốt...

            3. Công tác đảm bảo đời sống, điều kiện lao động:

            Tổ chức ăn, nghỉ, chế độ bồi dưỡng, tiền lương, thưởng, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT ngoài giờ ngay trên công trình; kịp thời giải quyết những vướng mắc mới nảy sinh trong quá trình thực hiện công trình.

            4. Công tác tư tưởng và tổ chức:

            Theo dõi, nắm bắt tư tưởng của thanh niên; động viên, khơi dậy ý thức trách nhiệm và niềm tự hào tham gia thực hiện công trình của thanh niên. Thông qua công trình thanh niên, bồi dưỡng, giới thiệu những đoàn viên ưu tú đề nghị cấp ủy Đảng xem xét kết nạp tại công trình; đề nghị nâng bậc trước thời hạn cho thanh niên công nhân có thành tích xuất sắc; nâng cao khả năng hoạt động thực tiễn cho cán bộ Đoàn và kỹ năng sinh hoạt, làm việc theo nhóm.

            Bước 3. Kiểm tra, giám sát.

            Thường xuyên tổ chức kiểm tra theo dõi tiến độ, chất lượng, điều kiện thi công công trình. Ban (hoặc tổ) chỉ đạo, Ban (hoặc tổ) quản lý công trình có trách nhiệm giám sát quy trình thi công, định mức nguyên nhiên, vật liệu đưa vào công trình. Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ kết quả triển khai về BCH, Ban Thường vụ Đoàn và bên giao thực hiện công trình.

            Bước 4. Nghiệm thu công trình.

            Nghiệm thu là bước đánh giá hiệu quả kinh tế, kiểm nghiệm chất lượng, rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công trình. Quá trình nghiệm thu phải đảm bảo theo đúng quy định hiện hành của đơn vị, của ngành.

            Bước 5. Bàn giao, tổng kết công trình.

            Sau khi nghiệm thu, phải làm lễ bàn giao công trình. Lễ bàn giao phải được tổ chức trang trọng, có báo cáo đánh giá, có trao đổi kinh nghiệm thực tế, có tuyên truyền và tổ chức gắn biển tên công trình thanh niên.

            Thông qua tổng kết công trình thanh niên nâng cao vị thế, vai trò và uy tín của tổ chức Đoàn, thể hiện rõ tính xung kích, tình nguyện của tuổi trẻ; xây dựng tổ chức Đoàn ngày càng vững mạnh.

            II. ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN "CÔNG TRÌNH THANH NIÊN".

            1. Tiêu chí chung của "Công trình Thanh niên".

            1.1 Công trình thanh niên phải xuất phát từ yêu cầu, mục tiêu trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị, của ngành Đường sắt. Có ý kiến đồng ý của cấp có thẩm quyền giao cho tổ chức Đoàn đảm nhận công trình thanh niên theo thủ tục quy định.

            1.2 Đảm bảo tuyệt đối an toàn trong lao động; đảm bảo đúng hoặc vượt yêu cầu tiến độ và chất lượng; được cấp có thẩm quyền nghiệm thu theo quy định.

            1.3 Số lượng đoàn viên thanh niên tham gia chiếm trên 50% số lượng lao động trực tiếp thực hiện trong công trình thanh niên. Tổ chức được các phong trào thi đua, các hoạt động VHVN – TDTT trên công trình; tổ chức các buổi lễ kết nạp đoàn viên, kết nạp đảng viên; các buổi sinh hoạt Đoàn; thu hút tập hợp đoàn viên, thanh niên góp phần xây dựng, củng cố tổ chức Đoàn tại đơn vị.

            1.4 Tạo được kinh phí cho hoạt động Đoàn; làm lợi cho đơn vị, ngành; có tính giáo dục và tuyên truyền cao; góp phần tăng năng suất lao động, kinh doanh của đơn vị, phát triển kinh tế xã hội, ổn định an ninh chính trị của ngành.

            1.5 Trong quá trình thực hiện, tổ chức Đoàn phải phối hợp đề xuất, huy động nguồn lực và các điều kiện để động viên, hỗ trợ kịp thời cho Đoàn viên, thanh niên thực hiện công trình; tạo cơ chế thuận lợi cho việc đảm nhận thực hiện công trình.

            2. Các danh hiệu công nhận "Công trình Thanh niên".

            2.1 Công trình thanh niên cấp Đoàn TNĐS Việt Nam.

            2.2 Công trình thanh niên của các Đơn vị tương đương cấp huyện (gọi chung là công trình thanh niên cấp Huyện).

            2.3 Công trình thanh niên cấp cơ sở của các đơn vị trực thuộc Đoàn TNĐS và các đơn vị tương đương cấp Huyện (gọi chung là công trình thanh niên cấp Cơ sở).

            2.4 Công trình thanh niên cấp Chi đoàn.

            3. Quy trình công nhận "Công trình Thanh niên".

            3.1 Thẩm quyền công nhận công trình thanh niên.

                Công trình thanh niên cấp nào do Đoàn thanh niên cấp đó công nhận, cụ thể như sau:

            - Công trình thanh niên cấp Đoàn TNĐS Việt Nam: Do Ban Thường vụ  Đoàn TNĐS Việt Nam công nhận.

            - Công trình thanh niên cấp Huyện: Do Ban Thường vụ Đoàn thanh niên cấp Huyện công nhận.

            - Công trình thanh niên cấp Cơ sở: Do Ban Thường vụ Đoàn thanh niên cấp Cơ sở công nhận.

- Công trình thanh niên cấp Chi Đoàn: Do Ban Chấp hành Đoàn thanh niên cấp Chi Đoàn công nhận.

            3.2 Quy trình công nhận công trình thanh niên.

            3.2.1 Công trình thanh niên cấp Đoàn TNĐS.

            Các Đơn vị đoàn trực thuộc lựa chọn gửi hồ sơ 01công trình tiêu biểu nhất của đơn vị mình về Đoàn TNĐS Việt Nam (qua Ban Phong trào) trước ngày 01/11 hàng năm. Ban Thường vụ Đoàn TNĐS căn cứ vào tiêu chí chung và các tiêu chí cụ thể như: trị giá công trình, giá trị làm lợi, sáng kiến được áp dụng trong quá trình đảm nhận công trình, số lượng đoàn viên thanh niên tham gia và các tiêu chí chung của hướng dẫn này để xét chọn “10 công trình Thanh niên cấp Đoàn TNĐS” và tuyên dương, trao giấy chứng nhận tại Hội nghị tổng kết hàng năm.

            3.2.2 Công trình thanh niên cấp huyện, cơ sở.

            Việc công nhận công trình thanh niên do Đoàn thanh niên cấp Huyện, cơ sở  hướng dẫn, thực hiện trên cơ sở căn cứ vào điều kiện cụ thể của từng đơn vị và các quy định về thi đua khen thưởng hiện hành đơn vị và của ngành.

            3.3 Hồ sơ đăng ký.

            Hồ sơ đăng ký xét chọn công trình thanh niên các cấp gồm có:

            - Văn bản đề nghị công nhận công trình thanh niên của Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đoàn cấp đăng ký thực hiện công trình.

            - Báo cáo kết quả đảm nhận và thực hiện công trình thanh niên, có ý kiến xác nhận của cấp ủy hoặc lãnh đạo đơn vị.

            - Hợp đồng trách nhiệm (hoặc văn bản giao nhiệm vụ) triển khai công trình cho Đoàn thanh niên đảm nhận thực hiện của đơn vị quản lý công trình.

            - Báo cáo kết quả thẩm định của bộ phận nghiệm thu công trình (kèm theo biên bản nghiệm thu và bàn giao công trình).

                - Các hình thức khen thưởng các cấp (nếu có).

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

1
2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây