NextUpcoming Event
Ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

ĐS Thụy sĩ: 11 năm để xuyên qua núi Alps

Thứ hai - 01/08/2011 09:40

ĐS Thụy sĩ: 11 năm để xuyên qua núi Alps

Khó có một công trình xây dựng nào có thể so sánh với đường hầm chân núi Gotthard (Thụy Sĩ) về quy mô và khó khăn. Chạy ngầm xuyên qua vùng núi đá của dãy Alps, có đỉnh cao trên mặt ray tới 2.500 m, hai đường hầm đơn trải dài trên chiều dài 57 km, dài hơn hầm qua biển Manche (50,4 km) và hầm Seikan ở Nhật (53,9 km).

Hai tuyến hầm chạy song song và cứ cách 325 m lại có một hành lang nối ngang và ở Amsteg, Sedrun và Faido lại có các hành lang giếng ống nối thông với đường hầm chính. Nếu tính cả các đường này cộng với hai hầm chính chạy tàu thì tổng chiều dài phải đào lên tới 152 km.
Hai ga đa chức năng ở Faido và Sedrun chia toàn tuyến hầm thành ba phần gần bằng nhau. Mỗi ga đều có hai bộ ghi bàn cờ để tàu có thể chuyển từ đường hầm này sang đường hầm kia. Các ga này còn thực hiện chức năng kép là nơi ẩn náu an toàn cho hành khách trong trường hợp khẩn cấp và là nơi đặt các thiết bị thông gió và các thiết bị ĐS khác.
Khi giếng ống thăm dò đầu tiên của hầm chân núi Gotthard được đào năm 1994, các nhà kế hoạch dự đoán việc đào hầm sẽ mất 10 năm và việc chay tàu sẽ có thể bắt đầu năm 2006. Nhưng thực tế việc đào hầm đã mất 11 năm, chậm trễ ngay từ giai đoạn đầu trước khi bắt đầu việc thi công chính nên việc mở chạy tàu không thể trước 2016. Tuy vậy, các kỹ sư và công nhân đào hầm đã hoàn thành hai hầm chạy tàu một cách ngoạn mục, mở đường cho giai đoạn hoàn thiện dự án.

Trở ngại địa chất
Ở cửa hầm Erstfeld, đường qua khu vực đá gneis Erstfeld. Đoạn Amsteg là hỗn hợp 50% đã tinh thể, 41% plutonite và 9% đã núi lửa. Trở ngại gặp phải là 60 m gneis đã phân hủy do nhiệt và nước. Đoạn giữa dãy núi Aar và dãy trung gian Tavetsh là khu vực đá Clavanier, do quá trình kiến tạo mạnh gây ra nhiều đứt gãy. Đoạn Sedrun là phần phía bắc của dãy Tavetsh được hình thành ở giai đoạn cuối của dãy Alps nên nhiều đứt gãy. Phía nam của dãy Tavetsh hầm qua khu đá trầm tích biến chất như đá vôi, schist và dolomite. Các đoạn Sedrun và Faido cắt qua dãy Gotthard nên gồm chủ yếu là gneis và schist. Phần phía nam dãy Gotthard là Medelser granite.
Trước khi thi công, dự báo hầm sẽ qua khu vực Piora là loại rất khó khăn cho việc đào hầm, nhưng thực tế lại là loại dolomite và anhydrite khô rất thuận lợi cho việc đào hầm. Phía nam khu vực Piora là khu vực gneis Pennine, cũng là loại đá không có gì khó khăn khi đào hầm.
Ngoài những chỗ đứt gãy nhỏ dưới 10 m còn có năm chỗ đứt gãy lớn.

Phương pháp thi công
Sử dụng đào nổ mìn truyền thống trên 44% của hầm, sử dụng máy đào trên 56%. Đoạn Sedrun, nơi có hai giếng ống sâu tới 800m, được dự báo là điều kiện đất đá rất khó khăn, do đó phải sử dụng phương pháp nổ mìn truyền thống.
Ở nhiều địa điểm, dọc tuyến hầm, đặc biệt là ở những đoạn hầm sâu, nhiệt độ trong hầm rất nóng, có khi lên tới 500C. Do đó phải có hệ thống thông gió thật tốt đảm bảo sức khỏe cho thợ hầm lò và công nhân.

Tiến độ
Trên đường dẫn phía bắc, giữa Altdorf và Rynächt đang thi công các cầu vượt và cầu chui, các cống và tường chắn
ĐS đang được đặt từ cửa hầm phía bắc. Đường vào hầm từ Altdorf trên tuyến chính Gotthard đã được đặt cách đây một năm để vận chuyển máy móc thiết bị.
Thi công hầm đào - lấp Erstfeld đang được tiến hành và đoạn đào bằng nổ mìn đã nối với đoạn vào cửa hầm, đồng thời hoàn tất 70m đoạn hầm phía tây.

Thi công phục vụ chạy tàu đoạn Amsteg đã hoàn thành, sẵn sàng cho việc lắp đặt thiết bị ĐS.

Năm ngoái, việc đào nổ mìn ở đoạn Sedrun đã tiến hành thuận lợi qua khu vực đá gneis Streifen. Ở khu vực Piz-Fluocla, địa chất có khó khăn hơn nên phải dùng các vòm thép và gia cố bằng các neo vách đá. Đó là khu vực sâu nhất trên toàn tuyến, với tầng đá bên trên cao từ 2.300 đến 2.500.

Xuyên thông hầm
14 giờ 17 phút ngày 15-10-2010, hầm được xuyên thông đầu tiên khi máy đào khoan tiếp cận từ đoạn Faido đào thông sang đoạn Sedrun thuộc phần hầm chạy tàu phía đông, cách cửa hầm phía nam 27 km. Chênh lệch chiều ngang giữa hai ống hầm chỉ có 80 mm và chênh lệch theo chiều đứng chỉ có 10 mm.
Sự kiện xuyên thông đoạn hầm chạy tàu phía tây cũng xảy ra lúc trưa ngày 23-3-2011, máy đào khoan cũng tiếp cận từ phía nam, qua 11.088 m từ ga đa chức năng ở Faido. Trước đó, máy đã đào thông 29.220 m đá từ cửa hầm phía nam tại Bodio.
Hoàn thành các hầm chạy tàu, việc còn lại ở đoạn Faido là hoàn thiện các hành lang ngang, đổ bê tông các vỏ hầm phía trong.

Lắp đặt thiết bị ĐS
Đoạn Bodio ở phía tây hầm chạy tàu là đoạn đầu tiên được lắp đặt hoàn chỉnh thiết bị chạy tàu, việc thi công đã bắt đầu từ năm 2010 và được hoàn thành trong tháng 3-2011.
Tháng 5-2011 bắt đầu đặt đường nối đường chính Gotthard phía ngoài hầm giữa Biasca và Osogna; xây dựng một số công trình quan trọng trên đoạn tuyến nối ở Nodo alla Giustizia, bao gồm một cầu trên sông đào Floda, một hầm đào - lấp ở Giustizia và một hồ chứa nước trên suối Stabiello, một tuyến đường bộ cũng được xây dựng trên hầm đào - lấp.

Giai đoạn cuối cùng
Sau hơn một thập kỷ, dự án đã đi vào giai đoạn cuối cùng. Các đơn vị công trình và đào hầm đã bắt đầu bàn giao cho các đơn vị lắp đặt ĐS.
Năm 2014 sẽ tiến hành thử nghiệm các thiết bị ở đoạn hầm phía nam. Việc chạy thử toàn bộ tuyến hầm dự định tiến hành vào đầu năm 2016. Đến cuối tháng 5-2016, Alp Transit Gotthard AG sẽ bàn giao hầm cho ĐS Liên bang Thụy Sĩ.

 

Tác giả bài viết: Việt Long (Theo RGI tháng 7

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

1
2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây