NextUpcoming Event
Ngày Thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Xã hội hóa ĐS - Sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp

Thứ năm - 23/04/2015 01:56
Đó là khẳng định của ông Đoàn Duy Hoạch - Phó TGĐ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (TCT ĐSVN) trong buổi trả lời phóng vấn phóng viên Báo Lao động về lo ngại rằng nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực đường sắt sẽ lại tạo ra cơ chế xin - cho, cửa quyền.

Phóng viên: Thưa ông, đường sắt là một ngành vận tải lớn, nếu ngành đường sắt phát triển sẽ giảm tải cho đường bộ, hàng không và đường thủy nội địa. Vậy ngành đường sắt sẽ làm gì để phát triển xứng tầm?

 

 Ông Đoàn Duy Hoạch – Phó TGĐ TCT ĐSVN:

Sau khi hoàn thành Đề án Tái cơ cấu TCT ĐSVN giai đoạn 2011-2015. Công ty mẹ - TCT ĐSVN có mục tiêu trọng tâm là tổ chức quản lý, khai thác và kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt hiệu quả, nâng cao khả năng thu từ phí, giá cho thuê sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt - Đây là định hướng mới và đầy thử thách của TCT Đường sắt Việt Nam trong giai đoạn 2016-2020. Phấn đấu đến năm 2020 ngành Đường sắt Việt Nam đạt được thị phần vận tải theo định hướng tại Quyết định số 1210/QĐ-TTg ngày 24/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ là: vận tải hàng hoá liên tỉnh khoảng 4,34%, vận tải hành khách khoảng 3,4% khối lượng vận tải (tính theo lượng luân chuyển) toàn ngành GTVT. Nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải đường sắt, đặc biệt tại các ga, đầu mối vận tải.

 

Ông Đoàn Duy Hoạch - Phó TGĐ Tổng công ty ĐSVN.

 

Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường sắt theo hướng tập trung ưu tiên nâng cấp, hiện đại hoá tuyến đường sắt Bắc - Nam hiện có, nâng tải trọng cầu đường đạt 4,2 Tấn/mét trên các khu đoạn còn lại của tuyến đường sắt Thống Nhất. Tập trung sớm hoàn thành các dự án trọng điểm giải quyết các nút thắt trên tuyến đường sắt Thống nhất như: dự án cải tạo 10 ga khu đoạn Nha Trang - thành phố Hồ Chí Minh, cải tạo tuyến ĐS khu vực đèo Hải Vân (hầm Hải Vân); Nâng cao an toàn cầu đường sắt trên tuyến Hà Nội - TP. Hồ Chí Minh, giai đoạn II (56 cầu); các dự án về mái che ke ga, kho bãi hàng, đường xếp dỡ, ICD đặc biệt là khu vực Xuân Giao. Tích cực thực hiện các đề án: Kết nối đường sắt và đường thủy; kết hợp hài hòa các phương thức vận tải từ Hải phòng đến Lào cai; vận chuyển Container bằng đường sắt giảm tải cho hệ thống giao thông đường bộ. Hoàn thành nghiên cứu các phương án khả thi đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam để có kế hoạch đầu tư xây dựng phù hợp. Thực hiện các dự án bảo đảm an toàn giao thông đường sắt, trong đó ưu tiên đầu tư xây dựng các nút giao lập thể (cầu vượt đường sắt) tại các điểm giao cắt đồng mức giữa đường sắt và đường bộ có lưu lượng giao thông đường bộ lớn.

 

Phóng viênTuy là một ngành vận tải mũi nhọn nhưng thực tế, hiện nay TCT ĐSVN vẫn hoạt động trong điều kiện đầu máy, toa xe cũ kỹ, cơ sở hạ tầng lạc hậu... Vậy đâu là thế mạnh để ngành đường sắt thu hút được các nhà đầu tư,, thưa ông?

 

Ông Đoàn Duy Hoạch – Phó TGĐ TCT ĐSVN:

Quyết tâm thực hiện thành công nhiệm vụ tái cơ cấu ngành ĐS, thay đổi tư duy về kinh doanh vận tải; trong thời gian qua, TCT ĐSVN đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, thu hút các nhà đầu tư như: tổ chức khai thác các đoàn tàu chuyên tuyến, chuyên luồng hiệu quả; khai thác tốt các đoàn tàu địa phương; ứng dụng khoa học công nghệ để cải tiến công tác bán vé đặc biệt là dự án bán vé điện tử, đưa ra nhiều hình thức bán vé đáp ứng nhu cầu mua vé thuận tiện và dễ dàng; ban hành phương án bán vé sớm kịp thời điều chỉnh phương án bán vé và giá vé phù hợp với sự biến động của luồng hành khách đặc biệt đã tổ chức các đôi tàu giá rẻ cho hành khách có thu nhập thấp.

 

Chất lượng phục vụ hành khách trên tàu dưới ga đã có nhiều chuyển biến tích cực như đưa vào khai thác ke ga tại hai ga Hà Nội và Sài Gòn, chấn chỉnh công tác phục vụ thông qua cuộc vận động nâng cao chất lượng phục vụ hành khách trong toàn ngành với tiêu chí “4 xin, 4 luôn”; vệ sinh trên tàu được cải thiện rõ rệt qua việc thực hiện dự án Lắp đặt thiết bị vệ sinh tự hoại lên các toa xe khách; việc xây dựng Biểu đồ chạy tàu hợp lý đã đưa tỷ lệ tàu đi đến đúng giờ tăng cao.

 

Hiện nay TCT ĐSVN đang tiến hành mời gọi các nhà đầu tư nghiên cứu, đề xuất hợp tác đầu tư đối với hệ thống kho, bãi hàng tại các ga đường sắt, nhượng quyền khai thác một số tuyến nhánh; trước mắt sẽ thí điểm đối với kho, bãi hàng tại các ga Yên Viên, Sóng Thần, và Đồng Đăng; trên cơ sở đó sẽ nhân rộng mô hình đối với các ga còn lại.

 

Công tác xã hội hoá kinh doanh vận tải bước đầu đã phát huy tác dụng, hiện đã có 28 doanh nghiệp khác tham gia vào kinh doanh vận tải.

 

Phóng viên: Chủ trương của Bộ GTVT là xã hội hóa để giảm độc quyền và mở cửa với tất cả các nhà đầu tư. Nhưng một số ý kiến cho rằng việc cho nhiều DN đầu tư vào lĩnh vực đường sắt sẽ lại tạo ra cơ chế xin - cho, cửa quyền, ông đánh giá thế nào về vấn đề này?

 

Ông Đoàn Duy Hoạch – Phó TGĐ TCT ĐSVN:

Việc huy động nguồn vốn, nguồn lực từ mọi cá nhân, tổ chức để thực hiện hoặc tham gia thực hiện một số dịch vụ công cộng, sẽ nâng cao chất lượng phục vụ hành khách và khách hàng sử dụng dịch vụ bằng đường sắt. Xã hội hóa đầu tư, khai thác các công trình kết cấu hạ tầng đường sắt nhằm gia tăng các dịch vụ tiện ích, phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, khai thác có hiệu quả nguồn lực xã hội và tăng khả năng cạnh tranh của đường sắt đối với các phương tiện vận tải khác.

 

Việc các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực đường sắt sẽ tạo sân chơi bình đẳng cho các doanh nghiệp, hạn chế và tiến tới triệt tiêu cơ chế xin- cho, cửa quyền.

Nguồn tin: vr.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

1
2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây