Điều 11:
1. Đại hội đại biểu toàn quốc của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có nhiệm kỳ là 5 năm, do Ban Chấp hành Trung ương Đoàn triệu tập.
2.
Đại hội thảo luận và biểu quyết thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành Trung
ương Đoàn; quyết định phương hướng nhiệm vụ công tác của Đoàn và phong trào
thanh thiếu nhi toàn quốc của nhiệm kỳ; bầu
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn; thông qua Điều lệ Đoàn.
Điều 12:
1.
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn có nhiệm vụ chấp hành Nghị quyết của Đại hội
đại biểu Đoàn toàn quốc, lãnh đạo công tác xây dựng Đoàn, Hội, Đội; tổ chức
chỉ đạo thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu Đoàn toàn quốc và các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng; báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội
nghị đại biểu toàn quốc; kiến nghị, đề xuất và phối hợp với các cơ quan Nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội để
giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác của Đoàn và phong trào thanh
thiếu nhi.
2.
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn được thực hiện thí điểm một số chủ trương
mới xuất phát từ thực tiễn công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu
nhi; điều chỉnh nhiệm kỳ Đại hội đại biểu toàn quốc khi được sự đồng ý của Ban
Bí thư Trung ương Đảng; kéo dài hoặc rút ngắn nhiệm kỳ Đại hội đại biểu cấp tỉnh
khi cần.
3.
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn một năm họp ít nhất hai kỳ.
Điều 13:
1.
Ban Chấp hành Trung ương Đoàn bầu Ban Thường vụ, Bí thư thứ nhất và các Bí thư
trong số Ủy viên Ban Thường vụ; bầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đoàn và Chủ nhiệm
Ủy ban Kiểm tra trong số Ủy viên Ủy ban Kiểm tra.
2. Ban Thường vụ Trung ương Đoàn gồm Bí thư thứ nhất, các
Bí thư, các Ủy viên Thường vụ. Ban
Thường vụ Trung ương Đoàn thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo các cấp bộ Đoàn trong
việc thực hiện nghị quyết đại hội và các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung
ương Đoàn.
3.
Ban Bí thư Trung ương Đoàn gồm Bí thư thứ nhất và các Bí thư, thay mặt Ban Thường
vụ tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các nghị quyết của
Đoàn; chuẩn bị các vấn đề trình Ban Thường vụ xem xét, quyết định các chủ
trương công tác Đoàn, phong trào thanh thiếu nhi và giải quyết các công việc hằng
ngày của Đoàn. Ban Bí thư Trung ương Đoàn làm việc theo chế độ tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách.
Điều 14:
1.
Đại hội đại biểu của Đoàn cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương có nhiệm kỳ
là 5 năm 1 lần. Đại hội đại biểu Đoàn các trường đại học, cao đẳng là 5 năm 2
lần.
2.
Đại hội thảo luận và biểu quyết
thông qua các báo cáo của Ban Chấp hành; quyết định phương hướng, nhiệm vụ công
tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của cấp mình; bầu Ban Chấp hành; góp ý
kiến vào các văn kiện của Đại hội Đoàn cấp trên và bầu đoàn đại biểu đi dự Đại
hội Đoàn cấp trên.
Điều 15:
1.
Ban Chấp hành Đoàn cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương lãnh đạo thực hiện nghị
quyết Đại hội cấp mình; nghị quyết, chỉ thị của Đoàn cấp trên và cấp ủy
cùng cấp; báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu
cùng cấp; kiến nghị, đề xuất và phối hợp với các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, các đoàn thể và các tổ chức kinh tế, xã hội để giải quyết những
vấn đề có liên quan đến công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.
2. Ban Chấp hành Đoàn cấp tỉnh và tương đương một năm họp
ít nhất hai kỳ; Ban Chấp hành Đoàn cấp huyện và tương đương một
năm họp ít nhất bốn kỳ.
Điều 16:
1.
Ban Chấp hành Đoàn cấp tỉnh, cấp huyện và tương
đương bầu Ban Thường vụ; bầu Bí thư, các Phó Bí thư trong số Ủy viên Ban Thường
vụ; bầu Ủy ban kiểm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra trong số Ủy viên Ủy ban Kiểm
tra của cấp mình.
2.
Ban Thường vụ Đoàn từ cấp tỉnh, cấp huyện và tương đương gồm Bí
thư, các Phó Bí thư và các Ủy viên Ban Thường vụ. Ban Thường vụ thay mặt Ban Chấp
hành lãnh đạo mọi mặt công tác của Đoàn giữa hai kỳ hội nghị Ban Chấp hành.
3.
Ban Thường vụ Đoàn cấp tỉnh được quyết định kéo dài, rút ngắn nhiệm kỳ Đại hội
Đoàn cấp huyện và cấp cơ sở để phù hợp với nhiệm kỳ chung nhưng không quá nửa
nhiệm kỳ của cấp đó.
Nguồn tin: doanthanhnien.vn
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn