Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ đảm bảo việc ban hành đầy đủ quy tắc quản lý kĩ thuật cho các ga này, cũng như đào tạo nghiệp vụ cho nhân viên đường sắt có trách nhiệm trực tiếp chạy tàu, nhằm đảm bảo an toàn. Đồng thời, cũng sẽ quản lý và khai thác các ga theo đúng công năng thiết kế và phương án quản lý đã được phê duyệt, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Thông tin từ Ban Quản lý Dự án Đường sắt, với đặc thù của tuyến đường sắt đơn, trung bình mỗi 9-10km cần có một ga để tác nghiệp nhường, tránh tàu. Các ga mở mới được đặt ở giữa các khu gian này, đóng vai trò là các ga kĩ thuật, chủ yếu để nhường, tránh tàu.
Trong trường hợp xảy ra sự cố dọc đường chính tuyến như tai nạn hoặc hỏng đường, làm xô lệch biểu đồ chạy tàu và tàu phải chờ đợi nhau, các ga mới này sẽ được sử dụng để dừng chờ, tránh, và giảm ách tắc trên tuyến chính, giảm thời gian chờ đợi của các tàu.
Mục tiêu của Dự án Cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM là tăng cường năng lực hạ tầng và đảm bảo an toàn, không tập trung vào việc tăng vận tốc hoặc rút ngắn thời gian chạy tàu trên toàn tuyến.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn