NextUpcoming Event

Hướng tới Kỷ niệm 111 năm Ngày Quốc tế Phụ nữ

Thứ bảy - 06/03/2021 10:31
Ngày 8-3 bắt nguồn từ phong trào đấu tranh của những nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỷ 19. Vào ngày 8-3-1857, trước điều kiện làm việc ngày càng tệ và nguy hiểm - các công nhân ngành dệt đã đứng lên để đòi quyền lợi tại thành phố New York. Tuy nhiên phải đến 2 năm sau, các nữ công nhân mới thành lập được công đoàn đầu tiên, và có được một số quyền lợi chính đáng.
Ở mốc lịch sử kế tiếp cách 50 năm sau, cũng vào ngày 8-3, 15.000 phụ nữ đã xuống đường New York để đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và yêu cầu bỏ chế độ ép trẻ vị thành niên làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ đã chọn ngày 28-2-1909 là ngày Quốc tế Phụ nữ. Thế nhưng, tại Hội nghị Phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức ngày 8-3-1910, Chủ tịch Hội nghị - bà Clara Zetkin cùng Hội nghị đã chọn ngày 8-3 là ngày Quốc tế Phụ nữ, để đánh dấu những bước tiến trong việc giành quyền lợi và đấu tranh vì phụ nữ trên toàn thế giới. Thế giới dần công nhận ngày 8-3 là ngày Quốc tế Phụ nữ.
Riêng Việt Nam, ngày 8-3 trở thành một dịp để "nửa kia" thế giới được tôn vinh hơn nữa trong tất cả mọi lĩnh vực, tầng lớp. Ít ai biết được, ngày 8-3 còn được lựa chọn là ngày kỷ niệm cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng - 2 vị anh hùng dân tộc có công đánh đuổi giặc ngoại xâm vào năm 40 đầu Công nguyên.
Ngày 8-3-1965, đánh giá cao cống hiến của phụ nữ miền Nam: Đảng, Chính phủ, Bác Hồ đã tặng bức trướng thêu 8 chữ vàng “Anh hùng - Bất khuất - Trung hậu - Đảm đang” và Nhà nước đã tặng Phụ nữ miền Nam Huân chương "Thành đồng" hạng Nhất.
8 3 4

Hướng tới kỷ niệm 111 năm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và kỷ niệm 1981 năm ngày khởi nghĩa Hai Bà Trưng, sự kiện “Tuần lễ áo dài” sẽ diễn ra từ ngày 01/3/2021 đến 08/3/2021, tập trung đồng loạt vào ngày 08/3/2021 nhằm lan tỏa vẻ đẹp áo dài nơi công tác, nơi sinh sống.
8 3 3

Đây là năm thứ hai Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam phối hợp tổ chức hoạt động “Áo dài - Di sản văn hóa Việt Nam” và “Tuần lễ áo dài” nhằm khẳng định và tôn vinh giá trị của áo dài trong đời sống xã hội, khơi dậy niềm tự hào, trách nhiệm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Việt Nam trong mỗi phụ nữ, người dân, hướng tới đề xuất công nhận áo dài là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, tiến tới đề xuất UNESCO công nhận Áo dài là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
8 3 2

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

1
2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây