Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Hữu Thọ: Kỳ 3 - Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ - một nhân cách cao đẹp

Thứ ba - 07/07/2020 06:58
Phẩm chất, đạo đức, tài năng của đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đã tạo nên ở ông một nhân cách cao đẹp, đáng kính.
     Nguyễn Hữu Thọ - một con người trung, hiếu: là trí thức yêu nước, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đã kế thừa được những mặt tốt đẹp trong truyền thông của dân tộc, trong đó có những nét đẹp của quê hương xứ sở. Tuy xuất thân trong một gia đình trung lưu, được đào tạo nhiều năm ở Pháp, sống xa Tổ quốc trong một thời gian dài, có chức cao, bồng hậu, nhưng ông không hề quên Tổ quốc, nhân dân, đấu tranh đến cùng vì lợi ích của nhân dân, lợi ích của dân tộc.
6 7 2020 110 ky 3 3

     Nguyễn Hữu Thọ là con người tiêu biểu cho phẩm chất đạo đức sống có tình, có nghĩa của dân tộc. Cũng như mọi người dân Việt Nam trong thời đại ngày nay, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ không bao giờ quên công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc, xác định con đường cứu nước đúng đắn, gắn cách mạng Việt Nam với cách mạng thế giới, dẫn dắt nhân dân ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Lòng kính yêu, biết ơn Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khơi dậy niềm tin, giúp ông vượt qua những ngày gian khổ trong tù đày, cống hiến cả cuộc đời mình cho cách mạng, cho dân tộc.
     Nguyễn Hữu Thọ - con người của tình đoàn kết dân tộc. Tiếp thu truyền thống đoàn kết của dân tộc, được Đảng giáo dục và được tôi luyện trong phong trào đấu tranh của nhân dân, đồng chí đã phấn đấu hết mình để xây dựng tinh thần đoàn kết dân tộc. Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ là một tấm gương sáng về đại đoàn kết dân tộc, là người đã giương cao ngọn cờ đại đoàn kết dân tộc, suốt đời phấn đấu cho sự nghiệp đoàn kết, góp phần to lớn vào thắng lợi của đất nước, không chỉ góp phần xây dựng đường lối đại đoàn kết dân tộc, mà còn trực tiếp chỉ đạo thực hiện chiến lược đoàn kết, dân tộc và quốc tế theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
     1. Hoạt động của đồng chí Nguyễn Hữu Thọ góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa
     Trên cương vị Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Việt Nam (1981-1987) đồng thời trên cương vị là Chủ tịch Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1989-1994), cho tới những năm cuối đời, với kiến thức luật học uyên bác, với tinh thần trách nhiệm cao đối với Tổ quốc và nhân dân, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đã hoạt động không mệt mỏi; đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Đảng và nhân dân giao phó và có những đóng góp to lớn vào việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
6 7 2020 110 ky 3 4

     Là Chủ tịch Quốc hội, điều đồng chí Nguyễn Hữu Thọ lo lắng trước tiên là làm sao cho nhân dân “được ăn no, mặc ấm, được học hành” như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn. Đồng chí đã nhận thấy rõ một thực tế là nhân dân ta vừa ra khỏi cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, lại vừa buộc phải đương đầu với hai cuộc chiến tranh ở biên giới của Tổ quốc và vẫn đang đứng trước những nguy cơ, thách thức mới; trong khi tất cả các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, nông nghiệp đều giảm sút, lạm phát gia tăng, đời sống của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, đồng chí đã trực tiếp đi thực tế khảo sát ở cơ sở và nhận thấy rằng cung cách điều hành, quản lý trì trệ, cơ chế làm việc quan liêu, bảo thủ kéo dài, chậm được cải tiến, đổi mới cũng là một trong những nguyên nhân gây nên khó khăn vê kinh tế - xã hội của đất nước cũng như ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân. Ông đã có những quan điểm, những đề xuất quan trọng về quản lý kinh tê - xã hội, quản lý đất nước bằng pháp luật.
     Trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đặc biệt quan tâm đến vấn đề đồi mới hoạt động của Quốc hội. Điều làm ông suy nghĩ nhiều nhất là làm thế nào để Quốc hội thực sự là cơ quan lập phát duy nhất, đông thời là cơ quan giám sát tối cao đối với việc quản lý điều hành các mặt hoạt động đời sông xã hội của Hội đồng Bộ trưởng. Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ dành nhiều thời gian, công sức vào việc chỉ đạo hoạt động của các ủy ban của Quốc hội, đặc biệt là ủy ban Pháp luật. Đồng chí cho rằng ủy ban Pháp luật phải được kiện toàn một cách nhanh chóng, phải thêm một số tiểu ban để soạn thảo các bộ luật cần thiết chưa có hoặc không còn phù hợp; việc quản lý điều hành các lĩnh vực đời sống xã hội bằng các luật là phương thức bảo đảm dân chủ cao nhất.
     Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ rất quan tâm đến vấn đề dân chủ, thực hiện dân chủ và xây dựng pháp luật. Ngay từ những năm 1980-1981, đồng chí đã đề cập đến vấn đề soạn thảo và ban hành Bộ luật dân sự vì theo đồng chí đây là bộ luật lớn, quan trọng nhất sau Hiến pháp. Với Bộ luật dân sự, những quy định dân chủ về quyền lợi và nghĩa vụ của công dân sẽ được thể chế hóa theo cơ chế dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ bàn nhiều đến việc xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa. Đồng chí cho rằng hệ thống pháp luật, các bộ luật cũng như nền dân chủ của một quốc gia phải được xây dựng, phải qua thực tiễn kiểm nghiệm, sàng lọc và bồ sung dần tới chỗ hoàn chỉnh; nền dân chủ của một đất nước phải gắn với thể chế chính trị, gắn với quyền lợi đất nước, đặc điểm riêng của dân tộc đó.
     Lý luận về vai trò, nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng cũng luôn được đồng chí Nguyễn Hữu Thọ phân tích, làm rõ trong các bài viết của mình. Đồng chí khẳng định Đảng thực hiện vai trò lãnh đạo Nhà nước cũng phải nằm trong khuôn khô Hiến pháp và pháp luật. Quan điểm lý luận về Đảng lãnh đạo mà đồng chí Nguyễn Hữu Thọ phân tích vừa khẳng định tính dân chủ, khoa học trong khoa học lãnh đạo, đồng thời thể hiện tính Đảng, tính giai cấp đúng đắn.
     Là người có tri thức về luật học, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ rất chú trọng tới những vân đề thực hiện quyền dân chủ của nhân dân thông qua Quốc hội và hội đông nhân dân các cấp. Trên cương vị Chủ tịch Quốc hội, ông đã nhìn thấy những yếu kém trong hoạt động của bộ máy nhà nước để từ đó đưa ra những vấn để có tính chỉ đạo để hội đồng nhân dân các cấp, từ cấp tỉnh đến cấp xã phải tập trung giải quyết, thực hiện nhằm xây dựng, tổ chức để Hội đồng nhân dân thực sự là cơ quan quyền lực của nhân dân ở cấp cơ sở, thực sự là công cụ làm chủ của nhân dân lao động.
     Phấn khởi, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đại hội VI của Đảng, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ càng trăn trở với việc đổi mới tổ chức và hoạt động của Quốc hội. Trong thời gian chuẩn bị cho việc bầu cử Quốc hội khóa VIII, đồng chí đã tập trung phân tích những mặt yếu kém, tồn tại của Quốc hội khóa VII và đưa ra một số phương hướng khắc phục. Để Quốc hội thực sự đảm đương vai trò là cơ quan quyền lực cao nhất, đồng chí đã làm rõ quan niệm đúng đắn về Đảng lãnh đạo Quốc hội và Nhà nước như thế nào, Quốc hội khác Mặt trận như thế nào...Ngay cả những hoạt động của các đại biểu Quốc hội, nội dung và phương thức điều hành của một kỳ họp Quôc hội cũng được đồng chí quan tâm.
     Cho đến những năm cuối đời, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ luôn suy nghĩ về việc thực hiện dân chủ, xây dựng luật pháp và vẫn đặt kỳ vọng Quốc hội nước nhà sẽ thực sự giữ vai trò cơ quan quyền lực tối cao. Những cống hiến của đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đối với lĩnh vực xây dựng Hiến pháp, pháp luật, xây dựng Nhà nước của dân, do dân, vì dân không chỉ có giá trị về mặt lý luận, mà còn có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc và mang tính thời sự trong bối cảnh tình hình hiện nay.
     2. Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ với việc xây dụng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc
6 7 2020 110 ky 3 1
Luật sư - Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ với các chiến sĩ quân giải phóng. (Ảnh tư liệu)
     Ngay từ những năm tháng đầu tiên tham gia cách mạng, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ là hiện thân tiêu biểu cho sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân. Tên tuổi đồng chí gắn liền với giới trí thức, sinh viên, học sinh Nam Bộ, với những cuộc vận động lạc quyên cứu đói giúp đồng bào, là biểu tượng cho tình tương thân, tương ái. Lịch sử sẽ còn mãi ghi nhớ Luật sư Nguyễn Hữu Thọ, Trưởng Đoàn đại biểu trí thức Sài Gòn - Chợ Lớn gửi Tuyên ngôn hòa bình cho Cao ủy Pháp E.Bôlae năm 1947, tên tuổi và hình ảnh của đồng chí tượng trưng cho khối đoàn kết giới trí thức yêu nước, giương cao ngọn cờ hòa bình, đại đoàn kết dân tộc, đấu tranh vì độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Tên tuổi của đồng chí đặc biệt gắn liền với hoạt động của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
     Khi cả nước thống nhất bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, trong một bối cảnh vừa thuận lợi, vừa khó khăn, những cống hiến của đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đối với công tác xây dựng, củng cố Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là vô cùng to lớn.
     Trước tiên là việc tổ chức Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (diễn ra từ ngày 31/1 đến ngày 4/2/1977, tại Thành phố Hồ Chí Minh), với sự tham gia của tổ chức Mặt trận trên cả hai miền Nam - Bắc: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam, Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam.
     Là một trong những người chủ trì Đại hội, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đã kêu gọi các giới trí thức, tôn giáo, đồng bào các dân tộc bày tỏ ý chí kiên định, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, vững bước tiến vào tương lai. Sau 5 ngày làm việc khẩn trương, ngày 04/02/1977, Đại hội Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam đã đi đến thống nhất các tổ chức mặt trận toàn quốc được hợp thành một mặt trận chung và lấy tên là Mặt trận Tổ quốc. Tuy không giữ cương vị lãnh đạo cao nhất của Mặt trận Tổ quốc nhưng đồng chí Nguyễn Hữu Thọ vẫn được đề nghị tham gia trong ủy ban Trung ương Mặt trận và ông đã dành nhiêu thời gian để tham gia công tác Mặt trận.
     Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ luôn dành thời gian đi thăm hỏi đồng nghiệp, bạn bè trong giới trí thức cũ. Nhiều trí thức chế độ cũ, qua tiếp xúc với đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, đã giải tỏa được mặc cảm, khơi dậy được tinh thần dân tộc và lòng yêu nước; thấy rõ trách nhiệm với đất nước, với dân tộc, tin tưởng vào chê độ mới. Những hoạt động này của đồng chí đã có tác dụng rất lớn trong việc củng cô, tăng cường khối đoàn kết dân tộc và xây dựng Mặt trận dân tộc thống nhất.
     Sau Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ II, chương trình hành động, đề ra những biện pháp công tác mới để thúc đẩy công tác Mặt trận đã được ban hành nhưng mức độ chuyển biến vẫn còn chưa đáp ứng yêu cầu và nhiệm vụ cách mạng và vai trò của Mặt trận. Để chuẩn bị cho Đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ III - Đại hội đổi mới tổ chức và công tác Mặt trận, nhiều đợt sinh hoạt chính trị trong các tổ chức thành viên, các cấp Mặt trận được tổ chức, nhiều vấn đê quan trọng về tổ chức, hoạt động và công tác Mặt trận đã được các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, lãnh đạo ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam bàn thảo, đồng chí Nguyễn Hữu Thọ đã trực tiếp tham dự và chỉ đạo những hội nghị quan trọng bàn về đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tô quốc Việt Nam trong thời kỳ mới. Quán triệt những quan điểm Đại hội VI của Đảng, Đại hội III Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xác định, Mặt trận Tồ quốc không chỉ đơn thuần là tổ chức quần chúng, mà là một thành viên quan trọng của hệ thống chính trị của Nhà nước Việt Nam. Tại Đại hội này, đồng chí được tín nhiệm bầu làm Chủ tịch Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (khóa III).
6 7 2020 110 ky 3 2
(Hàng đầu, từ trái qua) bà Nguyễn Thị Bình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và LS.Nguyễn Hữu Thọ (áo sơ mi trắng) năm 1980
(Ảnh tư liệu của Xưa&Nay)

     Đồng chí Nguyễn Hữu Thọ cho rằng Mặt trận phải trở thành nơi tập trung trí tuệ, sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân, là trung tâm đoàn kết của tất cả mọi người Việt Nam yêu nước, không phân chia thành phần giai cấp, tôn giáo, tín ngưỡng; không phân biệt người sống ở trong nước hay đang sống ở nước ngoài. Là Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đồng chí luôn quan tâm tới cơ quan ngôn luận của Mặt trận. Cũng chính vì lẽ đó nên báo Đại Đoàn kết được yêu cầu phải nâng cao chất lượng, thực sự trở thành phương tiện hiệu quả, thiết thực để trở thành phương tiện hiệu quả, thiết thực, thể hiện tiếng nói của các tầng lóp nhân dân trong sự nghiệp cách mạng, ngang tầm với nhiệm vụ chính trị. Tại Đại hội IV Mặt trận Tổ quốc, đồng chí được bầu làm Chủ tịch danh dự của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
     Khi nói về công lao, cống hiến của đồng chí Nguyễn Hữu Thọ với sự nghiệp đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng chí Lê Quang Đạo, Chủ tịch Đoàn Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa IV đã khẳng định: “Phải thừa nhận rằng Mặt trận Tổ quốc Việt Nam từ sau Đại hội lần thứ III có bước tiến mới, đã xác lập được rõ hơn vị thế của mình trong hệ thống chính trị và đã đem lại nhiều kinh nghiệm mới cho công tác Mặt trận”. “Luật sư đã nêu một tấm gương sáng bất diệt của một nhà trí thức Việt Nam yêu nước, một nhà lãnh đạo Mặt trận tiêu biêu cho khối đại đoàn kết dân tộc”.
    Ghi nhận công lao cống hiến của đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, tại Lễ kỷ niệm 65 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất (17/11/1995), Tổng Bí thư Đỗ Mười đã khẳng định: “Luật sư Nguyễn Hữu Thọ...nhà trí thức tiêu biểu, nhà hoạt động chính trị nổi tiếng, người chiến sĩ từng trải thử thách trên mặt trận đấu tranh chống xâm lược vì độc lập dân tộc, vì công lý và công bằng xã hội, đã có những đóng góp quý báu vào sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc trong mấy thập kỷ qua”.
***
     Kỷ niệm 110 năm Ngày sinh đồng chí Nguyễn Hữu Thọ là dịp để chúng ta ôn lại cuộc đời, sự nghiệp và tôn vinh công lao, cống hiến to lớn của đồng chí đối với đất nước; qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, niềm tự hào, tự tôn đất nước và tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc; cổ vũ, động viên các tầng lớp nhân dân tích cực học tập, lao động, công tác và chiến đấu góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
     Noi gương đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta nỗ lực phấn đấu, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII, lập thành tích chào mừng Đại hội đảng bộ các cấp và Đại hội XIII của Đảng.

 

Nguồn tin: Ban Tuyên giáo Trung ương

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

1
2
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây