Công ty A
Văn phòng, nhà xưởng (cơ sở sản xuất
nói chung) luộm thuộm, bẩn thỉu, không gọn gàng ngăn nắp; xả rác, hút thuốc bừa
bãi, uống rượu tràn lan không kể giờ giấc; khách đến liên hệ công tác không biết
vào phòng nào, không có chỉ dẫn
Không có hệ thống quản lý chất lượng
theo ISO, không có quy trình
Mọi người đi làm không đúng giờ giấc,
hiện tượng đi muộn về sớm phổ biến
Kỉ cương lộn xộn, trên bảo dưới
không nghe
Trả lương theo chủ nghĩa bình
quân, không phân loại ABC theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ
Không có mô tả công việc cho từng
vị trí, nhiều phòng ban nhiều người nhưng không có việc làm
Nếu được lòng lãnh đạo thì dễ được
lên lương, bổ nhiệm, cất nhắc
Mọi người không thích học tập nâng
cao trình độ vì thấy vô dụng
Khen thưởng theo kiểu chia đều
“hoa thơm mỗi người hưởng một tí”, lãnh đạo nhận là chính
Tuyển dụng tràn lan, không theo
nhu cầu thực tế, mà theo quan hệ, tiêu cực
Thường có các tốp tụm năm tụm ba
bàn tán, nói xấu người này, người nọ, mọi người nghi kị lẫn nhau
Nhân viên ốm đau, hiếu, hỉ không
ai biết. Lãnh đạo mới nhức đầu sổ mũi hay có việc nhà thì nhiều nhân viên tranh
nhau bỏ vị trí làm việc đến thăm nom, giúp đỡ.
Làm ăn thua lỗ, nợ lương, nợ thuế,
nợ bảo hiểm chồng chất
Thất thoát tài chính, lãng phí, vi
phạm nhiều chế độ quản lý
Mất đoàn kết nội bộ, mất dân chủ,
kiện cáo, đấu đá, tranh giành quyền lực
Nhân viên giấu tên công ty khi ra
ngoài. Nhiều công nhân bỏ việc, chuyển công ty do bất mãn.
Một số khác bám lấy công ty là do
“đục nước béo cò”
Công ty có thể bị phá sản, giải thể
do làm ăn không hiệu quả
Công ty A có nền văn hóa cực kì tồi
tệ, không lành mạnh, ngột ngạt, cần thay đổi văn hóa đó, trước hết là thay lãnh
đạo công ty. Nếu công ty của mình có văn hóa như Công ty A thì mọi người đều
chán nản, không ưa, không chấp nhận được, trừ lãnh đạo công ty và các thành phần
xu nịnh.
(Ảnh minh họa)
Công ty B
Văn phòng, nhà xưởng (cơ sở sản xuất
nói chung) khang trang, sạch sẽ, gọn gàng ngăn nắp, sáng sủa (5S), lễ tân đón
tiếp niềm nở, chu đáo
Trang phục nhân viên gọn gàng, theo
quy định, có biển tên và logo
Có quyển sách mỏng và một đoạn
video ngắn giới thiệu về công ty
Có kế hoạch, chiến lược phát triển
lâu dài và có tầm nhìn đến năm 50
Có hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO, sản phẩm đạt chất lượng, đúng hẹn
Mọi người đi làm đúng giờ giấc,
không khí hồ hởi
Rất trật tự, kỉ cương, trên dưới một
lòng, lãnh đạo luôn luôn khen ngợi nhân viên
Trả lương theo quy chế công khai,
minh bạch theo mức độ hoàn thành nhiệm vụ
Có mô tả công việc cho từng vị
trí, tổ chức gọn nhẹ, hiệu quả
Khuyến khích học tập, nâng cao
trình độ mọi mặt, khuyến khích các ý tưởng sáng tạo
Lên lương, bổ nhiệm, cất nhắc theo
thành tích, năng lực
Khen thưởng đúng người đúng việc,
lãnh đạo luôn coi nhân viên là những người đóng góp chính cho sự thành đạt của
công ty do đó luôn tôn vinh nhân viên
Tuyển dụng theo nhu cầu thực tế,
không có tiêu cực
Quản lý tài chính chặt chẽ, tiết
kiệm, đúng quy định, báo cáo tài chính rõ ràng, đúng hạn
Mọi người thương yêu đoàn kết nội
bộ, không khí dân chủ, thân ái, chia sẻ
Sinh nhật, việc hiếu, hỉ hay những
sự kiện quan trọng của mọi người đều được quan tâm
Nhiều người mong ước được vào làm
việc ở công ty. Nhân viên yêu quý, tự hào về công ty
Khách hàng có ấn tượng tốt đẹp về
công ty, giá trị thương hiệu cao
Các hoạt động thể thao, văn nghệ
vui vẻ những ngày lễ hội
Công ty làm ăn hiệu quả, có lãi,
trả lương kịp thời, có nhiều chế độ ưu đãi đối với người lao động
Công ty B có nền văn hóa tốt, lành
mạnh, cần duy trì, cải thiện để “đã tốt sẽ còn tốt hơn”. Nếu công ty của mình
có văn hóa như Công ty B thì mọi người phấn khởi lắm, vui lắm và mong đạt được
như vậy.
Những
nội dung cấp bách cần làm nhằm xây dựng văn hoá doanh nghiệp
Theo khảo sát sơ bộ của Đảng Ủy
ĐSVN (năm 2011) thì các công ty, đơn vị trong ngành chưa có đơn vị nào đạt được
như Công ty B. Các công ty, đơn vị trong ngành đang nằm ở đâu đó trong khoảng
giữa Công ty A và Công ty B. Có công ty thì ở khá xa so với Công ty A, nhưng cũng
có công ty gần giống với Công ty A.
Bản chất của việc tiếp tục xây dựng
văn hoá doanh nghiệp theo chỉ thị của Đảng ủy ĐSVN là nhằm dịch chuyển văn hóa
các công ty, đơn vị trong ngành về phía Công ty B, chống xuống cấp, chống dịch
chuyển văn hoá về phía Công ty A, xuất phát từ thực trạng đáng lo ngại ở một số
công ty, đơn vị trong ngành.
Vậy, muốn xây dựng văn hóa công ty mình, chúng ta cần noi gương Công ty B. Làm những việc như Công ty B làm: xây dựng các quy chế, quy định chặt chẽ có sự đồng thuận của mọi người. Thực hiện triệt để, thường xuyên những quy chế, quy định đã đặt ra, có sự giám sát thực hiện của các tổ chức. Lãnh đạo phải gương mẫu trong việc thực hiện các quy định, quy chế. Vai trò của lãnh đạo công ty, đơn vị trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là hết sức quan trọng. Hiện nay có thể các công ty, đơn vị trong ngành đã có một số các quy chế, quy định như vậy, nhưng không thực hiện. Không có (hoặc không cho, không dám) giám sát, theo dõi thực hiện. Các công ty, đơn vị cần rà soát lại xem đơn vị mình đang có những quy chế, quy định nào, việc thực hiện đến đâu. Đặt mục tiêu, lộ trình xây dựng và thực hành các quy chế, quy định còn thiếu hoặc sửa đổi những cái không còn phù hợp nữa. Mỗi một quy chế, quy định đi được vào cuộc sống là một bước dịch chuyển về phía Công ty B, văn hóa doanh nghiệp được cải thiện. Tránh đưa ra quá sớm những khẩu hiệu, những phẩm chất, những tuyên bố, quá kêu, quá sáo, quá xa với thực tế ở công ty, đơn vị mình, nếu không những người trong công ty thì không tin còn người ngoài thì dèm pha, chế giễu (kiểu như Công ty A mà tuyên bố là “quả đấm thép”). Đây là những nội dung cụ thể, thiết thực, trước mắt của việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở các đơn vị.
Ban chỉ đạo xây dựng văn hóa doanh nghiệp ĐSVN
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn